Kinh tế Bolivia

Bài chi tiết: Kinh tế Bolivia
Salar de Uyuni, Sông muối lớn nhất thế giới.

Bolivia là một trong những nước nghèo nhất Nam Mỹ sau Guyana. Đây một phần vì tình trạng tham nhũng cao và vai trò thực dân của các cường quốc nước ngoài từ thời thực dân hóa. Nước này rất giàu tài nguyên thiên nhiên, và từng được gọi là một chú "lừa ngồi trên mỏ vàng". Ngoài các khu mỏ nổi tiếng, từng được biết tới từ thời Inca và sau đó bị những kẻ thực dân Tây Ban Nha khai thác, Bolivia sở hữu mỏ khí gas tự nhiên có trữ lượng lớn thứ hai Nam Mỹ sau Venezuela. Hơn nữa, El Mutún tại khu Santa Cruz chiếm 70% lượng sắtmagnesium thế giới.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2016 của Bolivia đạt 35.699 tỷ dollar Mỹ, đứng thứ 95 thế giới và đứng thứ 15 khu vực Mỹ Latin. Tăng trưởng kinh tế khoảng 2.5% mỗi năm và lạm phát được cho ở mức 3% tới 4% năm 2002 (tỷ lệ này năm 2001 dưới 1%).

Tình thế kinh tế trì trệ hiện tại của Bolivia có liên quan tới nhiều yếu tố từ hai thập niên trước đây. Tai hoạ lớn đầu tiên với kinh tế Bolivia xảy ra khi giá bạc giảm mạnh trong thập niên 1980, đây là một trong những nguồn thu chính của Bolivia và cũng là một trong những ngành công nghiệp mỏ chính của họ. Tai hoạ thứ hai là sự chấm dứt của cuộc Chiến tranh lạnh cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 khi viện trợ kinh tế từ các quốc gia phương tây, những nước từng muốn giữ một chế độ thị trường tự do tại nước này thông qua hoạt động hỗ trợ tài chính, rút đi. Tai hoạ kinh tế thứ ba là chương trình xoá bỏ cây coca tại Bolivia do Hoa Kỳ hỗ trợ, cây coca Bolivia từng chiếm tới 80% nguyên liệu thô để sản xuất heroin trên thế giới ở thời đỉnh điểm. Cùng với việc sút giảm diện tích trồng coca, một nguồn thu lớn cho kinh tế Bolivia mất đi, đặc biệt cho tầng lớp nông dân.

Từ năm 1985, chính phủ Bolivia đã đưa ra một chương trình ổn định kinh tế vi mô và cải cách cơ cấu đầy tham vọng nhằm mục tiêu duy trì sự ổn định giá cả, tạo ra các điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng bền vựng, và giảm bớt tình trạng khan hiếm. Một cuộc cải cách khu vực hải quan lớn trong những năm gần đây cũng đã góp phần tăng tính minh bạch trong khu vực này. Những thay đổi cơ cấu quan trọng nhất trong nền kinh tế Bolivia liên quan tới việc tư bản hoá nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công cộng (Tư bản hoá trong hoàn cảnh Bolivia là một hình thức tư nhân hoá theo đó những nhà đầu tư được 50% cổ phần và quyền quản lý các doanh nghiệp công cộng nếu đồng ý đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp với thời hạn nhiều năm chứ không phải trả tiền trực tiếp cho chính phủ).

Những cuộc cải cách lập pháp diễn ra cùng thời gian đã cho phép các chính sách tự do hoá thị trường được áp dụng, đặc biệt trong lĩnh vực hydrocarbon và viễn thông, và khuyến khích đầu tư tư nhân. Các nhà đầu tư nước ngoài được đối xử bình đẳng và quyền sở hữu công ty của nước ngoài không bị hạn chế tại Bolivia. Tuy chương trình tư bản hoá đã thành công trong việc làm tăng vọt con số đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Bolivia (1.7 tỷ dollar vốn trong giai đoạn 1996-2002), Dòng chảy FDI đã giảm bớt trong những năm gần đây khi các nhà đầu tư hoàn thành các nghĩa vụ tư bản hoá theo hợp đồng.

Năm 1996, ba đơn vị thuộc tập đoàn dầu khí nhà nước Bolivia (YPFB) liên quan tới khai thác hydrocarbon, sản xuất và vận tải đã được tư bản hoá, khuyến khích họ xây dựng một đường ống dẫn khí tới Brasil. Chính phủ có thoả thuận bán khí gas dài hạn cho Brazil tới tận năm 2019. Đường ống của Brazil chuyển khoảng 12 triệu mét khối (424 triệu cu. ft) mỗi ngày năm 2002. Bolivia có nguồn dữ trữ khí gas tự nhiên lớn thứ hai Nam Mỹ, và hiện lượng khí gas đang được sử dụng trong nước và xuất khẩu tới Brazil chỉ chiếm một phần nhỏ trong sản lượng khai thác tiềm năng. Chính phủ hy vọng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý bắt buộc năm 2004 về các kế hoạch xuất khẩu khí tự nhiên. Những cuộc phản kháng lan rộng phản đối việc xuất khẩu khí qua Chile đã buộc Tổng thống Sánchez de Lozada từ chức tháng 10 năm 2003.

Tháng 4 năm 2000, Bechtel đã ký một hợp đồng với Hugo Banzer, cựu tổng thống Bolivia, để tư nhân hoá nguồn cấp nước cho thành phố lớn thứ ba Bolivia, Cochabamba. Hợp đồng này đã được chính thức trao cho công ty con của Bechtel là Aguas del Tunari, được thành lập chuyên biệt cho dự án này. Một thời gian ngắn sau đó, công ty đã tăng gấp ba giá nước cung cấp cho thành phố, một hành động dẫn tới những cuộc biểu tình và bạo động trong số những thành phần dân cư không thể tiếp tục tiếp cận nguồn nước sạch. Thiết quân luật được tuyên bố, và cảnh sát Bolivia đã giết chết ít nhất sáu người và làm bị thương hơn 170 người biểu tình khác. Giữa tình trạng suy sụp kinh tế và bất ổn gia tăng trong nước, chính phủ Bolivia buộc phải rút lại hợp đồng nước đó. Tháng 11 năm 2001, Bechtel và đối tác đầu tư chính của họ, công ty Abengoa Tây Ban Nha, đã đưa vụ việc ra trước Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế thuộc Ngân hàng thế giới. Họ đòi chính phủ Bolivia bồi thường 50 triệu dollar (25 triệu vì những hư hại và 25 triệu cho những thiệt hại lợi nhuận). Cuộc chiến pháp lý đã thu hút sự chú ý và áp lực từ nhiều nhóm chống toàn cầu hoá và chủ nghĩa tư bản. Giữa những cuộc tuần hành phản đối và áp lực, một thoả thuận đã được ký kết tại Bolivia ngày 19 tháng 1 năm 2006. Bechtel và Abengoa Tây Ban Nha đồng ý thôi theo kiện chống Bolivia để đồi lấy khoản bồi thường 2 Bolivianos (khoảng 30 cent Mỹ).

Xuất khẩu của Bolivia đạt 1.3 tỷ dollar năm 2002, từ mức thấp 652 triệu năm 1991. nhập khẩu ở mức 1.7 tỷ dollar năm 2002. Các thuế suất tại Bolivia đều ở mức thấp 10%, với phí tư bản ở mức 5%. Thâm hụt thương mại Bolivia ở mức 460 triệu dollar năm 2002.

Thương mại của Bolivia với các nước láng giềng đang tăng trưởng, một phần nhờ nhiều thoả thuận khuyến khích thương mại cấp vùng họ đang tham gia. Bolivia là một thành viên của Cộng đồng Andes và về danh nghĩa được hưởng quyền tự do thương mại với các thành viên khác (Peru, Ecuador, Colombia, và Venezuela.) Bolivia đã bắt đầu áp dụng một thoả thuận liên hiệp với Mercosur tháng 3 năm 1997. Thoả thuận này cho phép hình thành dần dần một khu vực tự do thương mại với ít nhất 80% mặt hàng thương mại giữa các bên trong giai đoạn mười năm, dù những cuộc khủng hoảng kinh tế trong vùng đã ảnh hưởng tới tiến trình này trong một số thời điểm. Luật ưu tiên thương mại Andes và luật dược phẩm (ATPDEA) Hoa Kỳ cho phép nhiều sản phẩm của Bolivia được tự do vào nước này dựa trên cơ sở đơn phương, gồm các sản phẩm len alpacallama, và phải chịu hạn ngạch là các sản phẩm bông, dệt.

Hoa Kỳ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Bolivia. Năm 2002, Hoa Kỳ xuất khẩu 283 triệu dollar hàng hóa tới Bolivia và nhập khẩu 162 triệu. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Bolivia tới Hoa Kỳ gồm các sản phẩm thiếc, vàng, đá quý, và gỗ. Những món hàng nhập khẩu chính của họ từ Hoa Kỳ là máy tính, phương tiện, bột mì, và máy móc. Một hiệp ước đầu tư song phương giữa Hoa Kỳ và Bolivia đã bắt đầu có hiệu lực năm 2001.

Nông nghiệp chiếm khoảng 15% GDP Bolivia. Diện tích đất được canh tác bằng kỹ thuật hiện đại gia tăng nhanh chóng tại vùng Santa Cruz, nơi cho phép canh tác hai mùa mỗi năm. Đậu nành là loại cây trồng chủ yếu, được bán vào thị trường Cộng đồng Andes. Khai thác khoáng sản và hydrocarbons chiếm 10% GDP khác và chế tạo dưới 17%.

Chính phủ Bolivia vẫn phụ thuộc lớn vào viện trợ nước ngoài để cung cấp tài chính cho các dự án phats triển. Cuối năm 2002, chính phủ nợ các chủ nợ nước ngoài 4.5 tỷ dollar, 1.6 tỷ trong số này thuộc các chính phủ và đa phần số còn lại thuộc các ngân hàng phát triển đa phương. Đa số các khoản chi trả cho các chủ nợ là chính phủ đã bị trì hoãn nhiều lần từ năm 1987 thông qua cơ cấu Câu lạc bộ Paris. Những chủ nợ nước ngoài đồng ý điều này bởi Chính phủ Bolivia nói chung đã hoàn thành các mục tiêu tiền tệ và tài chính do các chương trình của IMF đưa ra từ năm 1987, dù các cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm gần đây đã làm sụt giảm thành tích kinh tế của Bolivia. Những thỏa thuận tái cơ cấu nợ do Câu lạc bộ Paris trao cho đã cho phép từng quốc gia chủ nợ cung cấp cho họ những khoản nợ tái cơ cấu với lãi suất khá thấp. Nhờ thế, một số quốc gia đã xóa bỏ nhiều khoản nợ song phương đáng kể của Bolivia. Chính phủ Hoa Kỳ đã đạt được một thỏa thuận tại cuộc họp tháng 12 năm 1995 của Câu lạc bộ Paris giảm 67% số nợ của nước này. Chính phủ Bolivia tiếp tục trả các khoản nợ cho các ngân hàng phát triển đa phương đúng hẹn. Bolivia là một nước được hưởng lợi từ chương trình Các quốc gia nợ nần nặng nề và chương trình giảm bớt gánh nặng nợ nần, vốn không cho phép họ tiếp cận các khoản vay với lãi suất thấp mới. Bolivia từng là một trong ba nước ở Tây Bán Cầu đủ tư cách được lựa chọn cho Đánh giá Thách thức Thiên niên kỷ (Millennium Challenge Account) và đang tham gia với tư các quan sát viên tại các cuộc đàm phán Thỏa thuận thương mại tự do (FTA).

Năm 2004, chính phủ đã đặt trọng tâm lớn cho chương trình phát triển các cơ sở cảng biển tại Puerto Busch trên sông Paraguay. Cách xa nữa về phía bắc Puerto Suarez và Puerto Aguirre, hiện đang được nối với sông Paraguay qua kênh tamengo, đi xuyên qua Brazil, nơi các tàu chở container cỡ trung bình đi lại. Năm 2004 khoảng một nửa lượng hàng xuất khẩu của Bolivia đi qua sông Paraguay. Khi Puerto Busch hoàn thành, những tàu biển lớn hơn có thể cập cảng tại Bolivia. Việc này sẽ giúp gia tăng mạnh tính cạnh tranh của Bolivia, theo đó họ sẽ không lệ thuộc quá nhiều vào các cảng biển nước ngoài (Peru và Chile) nữa, giảm chi phí xuất nhập khẩu. Thuốc lá do các nông dân Bolivia trồng – năm 1992, hơn 1.000 triệu tấn – thậm chí không đủ cho nhu cầu trong nước và nước này vẫn phải nhập khẩu thêm.